Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là công cụ thiết yếu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với ngân hàng – một nhân tố quan trọng cung cấp các kênh thanh toán cho thương mại điện tử.
Tầm nhìn mới thương mại điện tử !
Hiện nay, các ngân hàng trong nước đang từng bước hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu của doanh Nghiệp và người tiêu dùng. Trong thời gian qua, một số dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử đã được triển khai thành công như hệ thống chuyển tiền điện tử, các dịch vụ về thẻ, các dịch vụ gia tăng, Internet banking, homebanking… đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập và TMĐT ngày càng phát triển thì vấn đề mà các ngân hàng trong nước đang phải giải quyết là làm thế nào để phát triển công nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, nhất là Doanh Nghiệp. Những giao dịch của ngân hàng hiện đại đều phải thỏa mãn 2 yếu tố: tập trung hóa dữ liệu, tự động hóa giao dịch. Mục đích này có thể bị hạn chế do nhiều ngân hàng đang thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao, công nghệ hạ tầng chưa đáp ứng đủ, đồng thời người tiêu dùng cũng có thể chưa quen với những dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
– Trong khi việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng đang tới gần thì với những hạn chế như vậy, sức cạnh tranh của các ngân hàng trong nước sẽ thế nào?
Ngân hàng nước ngoài có những thế mạnh riêng của họ như vốn, công nghệ, trình độ quản lý… khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy có những khó khăn nhất định, nhưng các ngân hàng Việt Nam cũng có những lợi thế hơn hẳn như có nguồn nhân lực trong nước, hiểu thị trường, có mạng lưới, hạ tầng phủ khắp nước… Vì vậy, ngân hàng trong nước hoàn toàn có thể cạnh tranh được với ngân hàng nước ngoài trong việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
– Tuy vậy, các ngân hàng trong nước vẫn không thể chủ quan, thưa ông?
Đúng vậy. Với mục đích xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại nhằm cung ứng các dịch vụ cho thương mại điện tử, theo tôi, các ngân hàng trong nước nên có sự đầu tư mạnh mẽ, nghiêm túc cho cả ba vấn đề: nhân lực, công nghệ và quản lý. Cụ thể, nguồn nhân lực sẽ phải được đào tạo và đào tạo lại một cách bài bản, có thể đào tạo trong nước hoặc đào tạo tại nước ngoài. Trong việc quản lý, cần có tầm nhìn chiến lược mới thúc đẩy thương mại điện tử, thay đổi cung cách quản lý. Đối với vấn đề đầu tư công nghệ, theo tôi, các ngân hàng nên mạnh dạn đầu tư những công nghệ hiện đại của nước ngoài trong một số lĩnh vực mà việc sử dụng nguồn lực tại chỗ tốn nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả không cao. Điều này tuy có tốn kém ban đầu song chúng ta không thể tiết kiệm do trình độ công nghệ trên thế giới đã có sự phát triển hơn hẳn chúng ta.
Bạn quan tâm đến dịch vụ thiết kế web CIT Group. Bạn muốn thiết kế web bán hàng online, website thương mại điện tử,…hay bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy nhanh gọi đến hotline CIT Group để được hỗ trợ tư vấn. Sở hữu website chuyên nghiệp chính là nền tảng thành công trên thị trường kinh doanh trực tuyến.