Quản trị web hay admin trong website là gì?
Admin trong website ( hay còn gọi là quản trị viên) có thể hiểu là người điều hành chính các hoạt động diễn ra trong một trang web nhất định. Admin nắm các quyền cao nhất toàn quyền quản lý sủa đổi thay thế nội dung trong website, ngoài ra còn có admin1, admin2… (do admin chính phân cấp) và các cấp người dùng thấp hơn (users) để cùng hoạt động và quản lí trang web.
Admin trong website sẽ chịu trách nhiệm chính, điều hành, quan sát và quản lí các tác vụ của các cấp thấp hơn. Chính vì vậy vai trò admin không thể chuyển giao cho nhiều người mà thường chỉ có các câp quản lí cao nhất trong một công ty, trưởng bộ phận IT… mới được nắm quyền quản trị trang web.
Bên cạnh đó, khi thiết kế web chuyên nghiệp khách hàng thường có nhu cầu chỉnh sửa về chức năng, giao diện web hay cài đặt các chi tiết nhỏ, đơn giản, admin cũng có thể thực hiện. Admin trong website có khu vực làm việc riêng (thường gọi là cpanel hay admin panel) giúp họ có thể điều khiển và theo dõi website một cách chính xác nhất. Mọi website đều cần có admin quản lí để có thể hoạt động đúng theo các chiến lược và định hướng của doanh nghiệp.
Admin trong website làm những công việc cụ thể gì?
Như một đầu tàu của một toa tàu, admin trong website giữ vai trò rất quan trọng nhất. Trang web của bạn có thu hút người dùng hay không, có giao diện thân thiện với người dùng hay không hay có được bảo mật kĩ hay không một phần đều nhờ vào năng lực quản trị của admin. Nhiệm vụ của admin trong website có thể bao gồm: Đảm bảo các máy chủ web, phần cứng và phần mềm đang hoạt động một cách chính xác, tạo và sửa đổi các trang web…
Thông thường, một admin trong website thường làm các công việc cụ thể như sau:
Quản lí các tài khoản người dùng khác: Vì nắm giữ vị trí cao nhất trong một website nên admin trong website nghiễm nhiên sẽ được quản lí các người dùng thấp hơn những người có quyền hạn thấp hơn. Bên cạnh đó, admin còn có thể quản lí danh sách người truy cập, người dùng vào web và các tác vụ, yêu cầu họ mong muốn trên website.
Theo dõi an ninh, bảo mật website: Dù cho một website có đang hoạt động ổn định đi chăng nữa thì nó vẫn cần được bảo vệ về an ninh cũng như phòng chống các malware gây hại củ các cuộc tấn công vô tình hay cố ý. Bên cạnh các phần mềm, tính năng tích hợp sẵn trong website, việc theo dõi thường xuyên của nhà quản trị sẽ giúp bạn phát hiện và khắc phục các sự cố nhanh chóng hơn. Hiện nay, một số website có cài đặt chức năng phát hiện malware hoặc hành vi đáng ngờ, tuy nhiên sau đó người quản trị website (admin) vẫn phải đứng ra giải quyết và xử lí các lỗi này bằng cách sử dụng các công cụ có sẵn.
Quản trị nội dung, các tập tin hình ảnh, video, tin tức…: Các tin tức hiển thị, danh sách sản phẩm / dịch vụ, các loại media, tin tức bạn thường thấy trên một website đều thuộc quyền quản lí của admin. Với vai trò là admin trong website, bạn có thể trực tiếp tạo, sửa, xóa… các nội dung này hoặc ủy quyền cho các cấp người dùng thấp hơn (editor) thực hiện điều đó. Tuy nhiên, admin có nhiệm vụ rà soát, xem xét và hiệu chỉnh các nội dung không phù hợp hoặc chưa chuẩn SEO.
Admin trong website có vai trò khá quan trọng và có thể xem như một “nghề”. Nếu các lập trình viên là người xây dựng và làm nên một website hoàn chỉnh và các designer giúp cho giao diện website của bạn trông hoàn hảo hơn, bắt mắt ở giai đoạn đầu thì admin trong website, với vai trò quản trị, sẽ làm nhiệm vụ tiếp quản và phát triển website đó trong tương lai, duy trì website hoạt động hiệu quả và mang lại các lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu (thường là các doanh nghiệp, công ty, start-up có quy mô vừa và nhỏ)