Quảng cáo trên mạng xã hội là một cách thức Marketing hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp hiện nay, theo một con số thống kê gần đây trên PewInternet cho thấy các cư dân mạng trên toàn cầu tham gia vào hoạt động mạng xã hội thông qua tài khoản như Facebook, Twitter hoặc Google+, LinkedIn,….
Để thu hút lượng khách hàng tiềm năng không thể không nhắc tới đó là việc các doanh nghiệp hoạt động trên các trang xã hội truyền thông nên sở hữu một website đó là điều rất cần thiết.Quảng cáo trên mạng xã hội có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn,nhưng chỉ cần một sơ xuất nhỏ thương hiệu của bạn cũng có thể bị tiêu tan bất cứ lúc nào.Dưới đây là một số lỗi mà khi quảng cáo trên mạng xã hội các doanh nghiệp cần lưu ý:

  1. Tránh đưa ra hình ảnh sai về doanh nghiệp

Chia sẻ tiếng nói của mình với thế giới bên ngoài chính là sự hiện diện của doanh nghiệp trên mạng xã hội.Nhiều điều tệ hại thường xảy đến khiến người xem không hiểu rõ trọn ý hoặc hiểu nhầm về doanh nghiệp khi đọc những nội dung kém chất lượng được đăng tải.Cho nên bạn cần tìm hiểu một tổ chức uy tín hay một số cá nhân có trình độ cao để cùng doanh nghiệp thực hiện công việc quản lý tài khoản mạng xã hội,tránh những sai sót trong việc đưa sai hình ảnh của doanh nghiệp tới người dùng.

  1. Tránh để tài khoản trên mạng xã hội bị đánh cắp

Vấn đề an toàn và bảo mật thông tin là mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả những ai đang sử dụng mạng xã hội.Theo nguồn thông tin từ các tài khoản Facebook có đến hàng trăm ngàn tài khoản bị đánh cắp và hậu quả của việc đánh cắp sẽ khiến cho các tài khoản của doanh nghiệp bị ngưng trệ,niềm tin từ người dùng sẽ bị mất.
Để hạn chế vấn đề xảy ra này,bạn hãy đảm bảo mạng lưới quản lý luôn được xem xét cẩn thận,hãy lập ra chính sách nội bộ quản lý mạng xã hội cho hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

  1. Không nên chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân

Giúp người dùng theo dõi thấu hiểu nhiều hơn về những cá nhân đứng phía sau thương hiệu,thì điều cần thiết giúp doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn và nổi bật hơn giữa đám đông chính là chia sẻ thông tin cá nhân thương hiệu đến với người dùng. Nhưng, đừng bày tỏ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội,hạn chế tham gia vào các cuộc bình luận tiêu cực hoặc chia sẻ những chủ đề nhạy cảm về: chính trị,tôn giáo để không đem đến những hậu quả xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp.

  1. Không tạo ra những nội dung trùng lặp

Sự trùng lặp trong nội dung thường bị đánh giá rất thấp,không những thế nó còn không tạo ấn tượng độc đáo riêng cho doanh nghiệp của bạn.Nếu doanh nghiệp muốn tạo lập được hình ảnh cá nhân riêng thì hãy nhớ xây dựng một lĩnh vực hoạt động để tạo ra nội dung ấn tượng nhất từ đó gắn kết nhiều hơn với người xem dùng mục tiêu của bạn.

  1. Hạn chế lạm dụng dấu hashtag (#)

Ký hiệu # đang được sử dụng rất rộng rãi, thí dụ cụ thể của một nghiên cứu đăng trên Forbes gần đây cho thấy những hình ảnh đính kèm ký hiệu hashtag thu được rất nhiều “like”hơn những ảnh không sử dụng ký hiệu này. Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng vì rất có thể lợi hoặc hại. Ví dụ:Mc Donald’s từng thất bại qua việc kêu gọi người tiêu dùng chia sẻ # McDStories vì kết quả thu được là vô số những người thuật lại những mẫu chuyện, và trải nghiệm tiêu cực giữa họ với chuỗi nhà hàng này thay vì những bài trải nghiệm thú vị tại McDonald’s.
Để tránh gây ra những hậu quả ấy chính là định nghĩa rõ ràng ký hiệu hashtag và hướng dẫn đúng đối tượng khách hàng khi họ yêu cầu chia sẻ.

  1. Sử dụng quá nhiều nền tảng truyền thông mạng xã hội

Chia sẻ ý tưởng ở các trang mạng xã hội khác nhau là một ý tưởng rất hay, tuy nhiên không nên nhất thiết phải hiện diện khắp nơi.Chẳng hạn,doanh nghiệp mới muốn xuất hiện trên Linkedin nhưng không hẳn phải quảng cáo trên Pinterest,Snapchat hay Instagram.Bạn hãy tập trung tiến hành theo dõi để tìm hiểu đâu là nơi mà khách hàng doanh nghiệp đang ở và tập trung vào những nền tảng đó.

  1. Cập nhật quá tải thông tin trên mạng truyền thông

Chia sẻ nội dung theo một chu kỳ thường xuyên là điều nên làm,nhưng đừng quá lạm dụng vì cái gì nhiều quá cũng không nên và trở nên chán chường trước dòng thông tin quá nhiều từ doanh nghiệp.
Dưới đây là một số gợi ý về lịch trình lên nội dung:
Facebook: 9 giờ sáng – 4 giờ chiều, 2 lần/ngày, 7 ngày/tuần.
LinkedIn: 1 lần/ngày, 8 giờ sáng và tránh úp bài vào cuối tuần.
Google+: 2 lần/ngày, 9 giờ sáng – 7 giờ chiều và tránh cuối tuần.