Không phải C#, C+ hay Java mà PHP mới là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Vậy ngôn ngữ lập trình web PHP là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng đến như vậy? hãy cùng CIT Group tìm hiểu “tất tần tật” về PHP qua bài viết này nhé!
- Liên hệ thiết kế web tại đồng nai CIT Group
PHP Là Gì?
PHP là chữ viết tắt của cụm từ Personal Home Page. Đây là ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) mã nguồn mở được sử dụng rất phổ biến với mục đích tạo ra các ứng dụng dụng web chạy trên máy chủ. Mã lệnh PHP có thể được nhúng vào trong trang HTML nhờ sử dụng cặp thẻ PHP <?php ?>.
Ví dụ: Hello World trong PHP
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Nhúng mã PHP và trang HTML</title>
</head>
<body>
<?php
echo “Xin chào PHP!”;
?>
</body>
</html>
Đặc điểm của PHP
Để hiểu rõ hơn về PHP hãy cùng xem những đặc điểm cơ bản mà nó thể hiện:
Ngôn Ngữ Kịch Bản
PHP là ngôn ngữ kịch bản (scripting language) phía máy chủ. Ngôn ngữ kịch bản là một nhánh của ngôn ngữ lập trình. Tập tin chứa mã lệnh viết bằng ngôn ngữ kịch bản (như PHP) có thể được chạy (hay thực thi) trực tiếp trên máy mà không cần phải chuyển sang một định dạng khác.
Đối với các ngôn ngữ như C hay Pascal thì tập tin chứa mã lệnh (source code) cần phải được chuyển sang định dạng khác chứa machine code để máy tính có thể chạy được.
Mã Nguồn Mở
PHP là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, điều này cho thấy rằng nó có thể được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Phiên bản đầu tiên của PHP được viết bởi Rasmus Lerdorf và cho ra mắt vào năm 1994 sau đó được hoàn thiện bởi nhóm PHP.
Ngôn ngữ lập trình PHP có thể được sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau từ Windows, Mac OS đến Linux (Ubuntu, Linux Mint…). Cũng chính vì lý do này mà PHP đang rất được ưa chuộng và dần trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
>> Xem thêm dịch vụ viết mọi phần mềm theo yêu cầu, thiết kế phần mềm tùy chỉnh với những tính năng riêng biệt
Tập Tin PHP
Các tập tin PHP chứa mã lệnh viết bằng ngôn ngữ PHP và được lưu trên máy tính (hoặc máy chủ) với phần mở rộng là .php. Việc tạo và chỉnh sửa nội dung các tập tin này thường được thực hiện bởi một chương trình hiệu chỉnh văn bản (hay còn gọi là text editor).
Danh sách các chương trình hiệu chỉnh mã lệnh phổ biến trên các hệ điều hành khác nhau bao gồm:
- Trên Windows: Notepad có sẵn hoặc Nodepad++ (cần cài đặt thêm)
- Trên Mac OSX: TextEdit
- Trên Ubuntu: Gedit hoặc Vim
- Các chương trình hiệu chỉnh mã lệnh sử dụng văn bản thuần tuý để lưu trữ mã lệnh. Các ký tự trong văn bản thuần tuý không chứa các định dạng format như màu sắc, cỡ chữ, phông chữ, dấu gạch dưới…
Các văn bản mà ký tự bên trong nó có các định dạng như trên được gọi là văn bản giàu có (hay rich text). Văn bản giàu có được tạo ra bởi các phần mềm như Microsoft Word (trên Windows hay Mac OS), Open Office (trên Ubuntu..). Chính vì vậy chúng ta không dùng các phần mềm này để viết mã lệnh.
Đặc trưng của PHP
Có 5 đặc trưng căn bản đã khiến nó trở thành ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất trên thế giới đó là đơn giản hóa, hiệu quả, bảo mật cao, linh động và thân thiện.
Đối với các site tĩnh hay là các website HTML khi người dùng yêu cầu xem một trang web thì yêu cầu đó sẽ được gửi về phía Server . Server ở đây chỉ đơn giản là gửi nội dung trang web mà người dùng muốn xem về trình duyệt cho người dùng.
Đối với các trang PHP khi có yêu cầu xem trang web thì Server sẽ tiến hành phát sinh trang web đó từ mã nguồn PHP sang mã nguồn HTML , sau đó mới chuyển mã nguồn đó về trình duyệt web để người dùng xem. Vì các trình duyệt web không thể đọc được các mã nguồn PHP mà chỉ đọc được các mã nguồn HTML.
Ứng dụng chung của PHP
- PHP thực hiện các hàm hệ thống, ví dụ: từ các file trên một hệ thống, nó có thể tạo, mở, đọc, ghi và đóng chúng.
- PHP có thể xử lý các form, điển hình là thu thập dữ liệu từ file, lưu dữ liệu vào một file, thông qua email bạn có thể gửi dữ liệu, trả về dữ liệu tới người dùng,…
- Bạn có thể thêm, xóa, sửa đổi các phần tử bên trong Database của bạn thông qua PHP.
- Truy cập các biến Cookie và thiết lập Cookie.
- Sử dụng PHP, bạn có thể hạn chế người dùng truy cập vào một số trang trong Website của bạn.
- Nó có thể mật mã hóa dữ liệu.
Trên đây là tất cả những nội dung về PHP mà bất cứ một lập trình viên nào cũng phải biết đến. Hy vọng bài viết này sẽ trở nên hữu ích với bạn.
Xem thêm: Top công ty phần mềm uy tín, lớn nhất tại Việt Nam