Ngôn ngữ CSS là khái niệm bạn thường nghe thấy rất nhiều lần. Vậy thực chất nó là gì? Ứng dụng ra sao? Có tác dụng gì đối với trang web? Tất cả các câu hỏi này hôm nay đây sẽ được CIT Group giải đáp qua bài viết dưới đây, các bạn cùng đọc nhé!
- Dịch vụ viết mọi phần mềm theo yêu cầu tại CIT, tùy chỉnh với những tính năng riêng biệt
CSS là gì?
CSS là viết tắt của Cascading Style Sheet language, đây là một loại ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web. Nó được dùng để định kiểu dưới dạng ngôn ngữ đánh dấu. Giống như HTML nó có thể điều khiển định dạng của nhiều trang web cùng lúc để tiết kiệm công sức cho người lập trình web. CSS phân biệt cách hiển thị của trang web với nội dung chính của trang bằng cách điều khiển bố cục, màu sắc, và font chữ.
CSS được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) vào năm 1996, để hỗ trợ HTML vì HTML không được thiết kế để gắn tag giúp định dạng trang web. Bạn chỉ có thể dùng nó để “đánh dấu” lên site.
Mối tương quan giữa HTML và CSS rất mật thiết và không thể tách rời. HTML là ngôn ngữ markup (nền tảng của site) và CSS định hình phong cách (tất cả những gì tạo nên giao diện website), chúng hỗ trợ nhau để tạo nên một website chuyên nghiệp.
Nếu không có CSS về căn bản không làm mất nội dung cơ bản của website nhưng website lúc đó sẽ không khác gì 1 đoạn văn bản trong word, trông nhàm chán và không thu hút.
- Xem bảng báo giá thiết kế web tại đồng nai
Ưu điểm của CSS là gì
Sự khác biệt giữa site có CSS và không có CSS rất dễ nhận biết. Những website có CSS luôn khiến trang web trở nên thu hút, gây ấn tượng được với người xem. CSS giúp bạn có nhiều styles trên một trang web HTML, vì vậy, khả năng điều chỉnh trang gần như là vô hạn.
Trước khi sử dụng CSS, tất cả những phong cách của CSS cần được đính kèm vào trong HTML markup. Có nghĩa là bạn cần tách ra để xác định các thành phần như background, font colors, canh hàng,…
CSS giúp bạn định kiểu mọi thứ trên một file khác, bạn có thể tạo phong cách trước rồi sau đó tích hợp file CSS lên trên cùng của file HTML. Việc này giúp HTML markup rõ ràng và dễ quản lý hơn nhiều.
Tóm lại,với CSS bạn không cần lặp lại các mô tả cho từng thanh phần. Nó tiết kiệm thời gian, làm code ngắn lại để bạn có thể kiểm soát lỗi dễ dàng hơn.
CSS hoạt động như thế nào?
CSS sử dụng cấu trúc tiếng Anh đơn giản để tạo ra một bộ các quy tắc bạn có thể tận dụng. Như đã nói ở trên, HTML không được dùng để tạo phong cách cho các yếu tố, nó chỉ đánh dấu từng phần để biết được yếu tố đó là gì thôi. Ví dụ: <p>Đây là văn bản.</p>.
Vậy làm thế nào để tạo ra phong cách cho văn bản đó? Hãy để CSS lo liệu nhé! Trong CSS có phần block chọn và block khai báo. Bạn chọn một yếu tố và khai báo làm gì với nó thì nó sẽ trả về kết quả tương ứng với điều kiện bạn khai báo.
Cơ cấu bộ quy tắc CSS
Toàn bộ cấu trúc được gọi là một bộ quy tắc (nhưng thường gọi là “quy tắc” cho ngắn gọn). Cũng lưu ý tên của từng phần riêng:
Bộ chọn (Selector)
Tên phần tử HTML bắt đầu của bộ quy tắc. Nó chọn (các) phần tử được tạo kiểu (trong trường hợp này là phần tử p). Để tạo kiểu cho một phần tử khác, chỉ cần thay đổi bộ chọn.
Tuyên bố (Declaration)
Một quy tắc duy nhất như: color: red; xác định thuộc tính của phần tử nào bạn muốn tạo kiểu.
Thuộc tính (Properties)
Những cách mà bạn có thể tạo kiểu cho một phần tử HTML. (Trong trường hợp này, color là một thuộc tính của phần tử <p>.) Trong CSS, bạn chọn thuộc tính nào bạn muốn tác động trong quy tắc của mình.
Giá trị thuộc tính
Ở bên phải của thuộc tính sau dấu hai chấm(:), chúng ta có giá trị thuộc tính, mà chọn một trong số nhiều lần xuất hiện có thể cho một thuộc tính cụ thể (color có rất nhiều giá trị ngoài red).
Lưu ý:
- Mỗi bộ quy tắc (ngoài bộ chọn) phải được bao bọc bởi các dấu ngoặc nhọn ({}).
- Trong mỗi khai báo, bạn phải sử dụng dấu hai chấm (:) để tách thuộc tính khỏi các giá trị của nó.
- Trong mỗi bộ quy tắc, bạn phải sử dụng dấu chấm phẩy (;) để phân biệt cho mỗi bộ quy tắc khai báo kế tiếp.
Ví dụ:
Tất cả các thành phần trong element <p> sẽ dùng màu vàng và in đậm.
<style>
p {
color: yellow;
text-weight: bold;
}
<style>
Tròng một ví dụ khác, tất cả các yếu tố trong <p> sẽ được canh giữa, rộng 18x và màu hồng.
<style>
p {
text-align: center;
font-size: 18px;
color: pink;
}
</style>
Internal, External và Inline trong CSS Styles
Có 3 loại CSS. Đó là Inline, External và Internal.
Style CSS Internal là style được tải lên mỗi khi trang web được refresh. Vì vậy nó tăng thời gian tải trang. Ngoài ra, bạn sẽ không dùng một style CSS cho nhiều trang vì nó chỉ áp dụng cho từng trang một. Tuy nhiên, lợi ích của style CSS Internal là khi mọi thứ đã đặt trong một trang thì nó dễ chia sẻ trang để xem trước hơn.
Style CSS External là phương pháp sử dụng thuận tiên nhất. Mọi thứ sẽ được lưu trong file .css. Do đó bạn có thể tạo phong cách ở file khác áp dụng CSS vào trang bạn muốn. External style sẽ cải thiện thời gian tải trang rất nhiều.
Style CSS Inline: Inline hoạt động với một yếu tố nhất định có tag <style>. Do mỗi thành phần có cấu tạo phong cách riêng nên đây không phải là phương pháp tối ưu nhất nhưng nó lại khá tiện lợi. Trong trường hợp bạn chỉ muốn thay đổi một yếu tố và bạn không cần phải truy cập trực tiếp vào CSS để chỉnh sửa thì hãy sử dụng Inline CSS.
Lời kết
Tóm lại CSS là một ngôn ngữ trong lập trình web dùng để tạo phong cách, định hình kiểu cho website. Cùng với HTML, CSS sẽ mang lại cho bạn một trang web chuyên nghiệp.
Xem thêm: Top công ty phần mềm uy tín, lớn nhất tại Việt Nam