Để Trở Thành Chuyên Gia Bảo Mật (Module18) Cryptography, Mã hóa , Thuật toán, Chữ ký số…

Cryptography Là Gì: An toàn thông tin là bảo vệ các đặc tính riêng tư (confidentialy), toàn vẹn (intergrity) và khả dụng (availabilty) của thông tin.

  • C : (confidential) bảo vệ tính riêng tư của dữ liệu thông qua các cơ chế chứng thực và mã hóa, ngăn ngừa những người không hợp lệ sẽ không được đọc những thông tin. Giống như các bì thư khi phát lương thường được dán chữ Confidential, chúng ta có thể hình dung trong môi trường IT là một người chưa log vào domain sẽ không được truy cập những dữ liệu chỉ chia sẽ cho các Domain User.
  •  I : (integrity) bảo vệ tính tòan vẹn của dữ liệu thông qua các thuật tóan message digesst, SHA, MD5.. ngăn ngừa attacker thay đổi các thông tin nhạy cảm trong quá trình truyền.
    – A : (available) bảo đảm dữ liệu luôn ở trong trạng thái sẳn sàng đap ứng nhu cầu của người dùng. Trong các kì thi chứng chỉ bảo mật của Security+ và SCNP các câu hỏi về CIA rất hay ra, đặc biệt lưu ý chữ A là tượng trưng cho Available chứ không phải Authentiacation.
  • Non-Repudiation : Tính không thể chối bỏ, nghĩa là dữ liệu người nào gởi đi thì họ phải có trách nhiệm với các thông tin của mình thông qua các xác nhận nguồn gốc như chữ kí điện tử.

Để thực hiện điều này chúng ta áp dụng các biện pháp xác thực và mã hóa. Và mật mã
học hay cryptography là ngành học nghiên cứu về vấn đề mã hóa. Mã hóa là một tiến trình biên đổi dữ liệu từ dạng cleartext (văn bản thuần túy dễ dàng nhận biết) thành kết quả ciphertext, dạng dữ liệu không thể đọc được nếu không được giải mã bằng các khóa thích hợp. Mục tiêu của mã hóa là ngăn ngừa việc tấn công man in the middle, sniffer đánh cắp dữ liệu trái phép hoặc phòng ngừa việc mất mát dữ liệu khi bị hacker tấn công vật lý như trộm đĩa cứng, máy tính xách tay hay thậm chí đột nhập vào hệ thống vẫn không thể xem được các dữ liệu riêng tư, bí mất đã được bảo vệ bằng các thuật toán mã hóa mạnh mẽ.

Tổng Quan Về Mã Hóa – Cryptography

Mã hóa có thể áp dụng cho dữ liệu lưu trữ trên đĩa cứng hoặc khi chúng truyền qua mạng, và các thuật toán mã hóa sẽ có nhiệm vụ biến đổi dữ liệu từ dạng clear text sang ciphertext và ngượi lại là giải mã từ cipher text thành clear text. Ngay từ thời xa xưa, vị tướng lĩnh tài ba Cesar đã biết ứng dụng kỹ thuật mã hóa để biến đổi một thông điệp gốc thành một thông điệp không thể đọc được để truyền thông trong môi trường quân sự. Thuật toán này gọi là Cesar Shilf và có thể xem là thuật toán mã hóa cổ xưa nhất, hoạt động khá đơn giãn. Ví dụ một thông điệp khi truyền là ABC sẽ được ứng dụng mã hóa dịch chuyển kí tự qua phải một vị trí sẽ thành là BCD, như vậy khi nhận được sẽ ứng dụng giải mã bằng cách dịch ngược về trước mộ kí tự, đây cũng chính là khóa để giải mã. Với phương pháp này thì chỉ cần quét cạn với khoảng 27 lần là cho ra kết quả gốc, nhưng dựa trên ý tưởng này các nhà khoa học đã cho ra đời các thuật toán mã hóa dich chuyển transposition không thể bẻ khóa.
Ngoài phương pháp dịch chuyển là trasposition còn có cơ chế mã hóa khác như substitution là phương pháp thay thế kí tự này bằng một kí tự khác. Các thuật toán mã hóa sẽ ứng dụng nhưng công thức toàn học dựa trên cơ chế thay thế hay hoán đổi vị trí để tạo ra các dữ liệu an toàn.
Trong quá trình giải mã ta cần có khóa thích hợp. Có hai kiểu sử dụng khóa giải mã là sysmetric key encryption và asymmetric key encryption hay còn gọi là mã hóa đối xứng và mã hóa bất đối xứng. Mỗi phương pháp có những đại diện là các thuật toán DES, AES hay Elgamel mà chúng ta cần phân biệt trong các kì thi chứng chỉ CEH. Sau đây là bảng mô tả và các thuật toán thông dụng đại diện cho hai cơ ứng dụng khóa này :

Các Thuật Toán Băm (Hash)

Các hàm băm là những thuật toán mã hóa một chiều và không có cơ chế giải mã ví dụ như phương pháp message digest sử các thuật toán băm (hashing algorithm) như các giao thức MD5 và SHA. Khi sử dụng các thuật tóan băm sẽ tạo ra các giá trị băm (hash value) là digest với kích thước phụ thuộc vào dữ liệu gốc. Trong qua trình truyền thông cả dữ liệu đã mã hóa (ciphertext) và digest đều được truyền đến bên nhận để phục vụ cho quá trình so sánh dữ liệu sau khi truyền với các thuật toán thích hợp. Digital signature ngoài việc cung cấp cơ chế bảo đảm tính tòan vẹn (integrity) còn lọai trừ khả năng chối bỏ trách nhiệm của bên gởi dữ liệu, đặc trưng này còn được gọi là non-repudiation như có trình bày trong phần trên – một trong những tính năng quan trọng trong môi trường trao đổi thông tin điện tử.

Public Key Infrastructure (PKI)

PKI hay hạ tầng khóa công khai bao gồm nhiều thành phần khác nhau như con người, chứng chỉ điện tử, chính sách, thiết bị phần cứng, phần mềm và quy trình thực hiện như trong hình minh họa. Trong các thành phần trên thì CA hay Certification Authority là quan trọng nhất chịu trách nhiệm cấp phát và quản lý các chứng chỉ điện tử (certificate) và xác nhận tính hợp lệ của thành phần tham gia quá trình trao đổi thông tin ứng dụng công nghệ mã hóa khóa công khai. Các bạn có thể hình dung PKI như là một bộ máy quản lý của chính phủ với các cơ quan quản lý và thị thực, mỗi người dân là các thành phần liên kết, trao đổi thông tin. Và chứng chỉ điện tử là chứng minh nhân dân hay passport (hộ chiếu). Khi chúng ta cần sư dụng một dịch vụ nào đó như di chuyển bằng máy bay thì các bạn cần phải xuất trình chứng minh nhân dân để co quan an ninh xác nhận tính hợp lệ, những cơ quan an ninh hay bộ phận quản lý này vận hành theo một quy trình do chính phủ quy định.
Quay trở về với mô hình PKI, khi một người dùng sender cần gởi thông tin đến người nhận là receiver thì cả hai phía cần phải xin một certificate từ đơn vị chủ quản là máy chủ CA thông qua các yêu cầu xin khóa được gọi là enrollment, quá trình này có thể diễn ra nhanh chóng bằng cách gởi yêu cầu trực tiếp đến CA nêu như các thành phần trên ở trong một môi trường tin cậy như Actice Directory. Nhưng đa số chúng ta phải xin khóa qua một yêu cầu theo định dạng chuẩn PKCS #10 (tham khảo http://www. rsa. com/rsalabs/node.asp?id=2132), nếu yêu cầu hợp lệ các certificate được cấp phát với định dạng X.509 chứa các thông tin gồm cặp khóa public key, private key và thời gian hợp lệ của các khóa này (khi hết thời gian thì không sử dụng được các khóa này nữa và phải yêu cầu một cặp khóa mới). Nếu sender cần gởi một email đến receiver thì anh ta sẽ dùng public key của receiver để mã hóa, sau đó thông điệp gởi đến bên nhận và receiver sẽ dùng private key của mình để giải mã, vì khóa giải mã không bao giờ được truyền trên hệ thống mạng nên độ bảo mật rất cao.
Chúng ta có thể tự triển khai các hệ thống PKI trên Windows hay Linux nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin trong nội bộ bằng cách cài đặt thêm dịch vụ CA trên hệ điều hành Windows Server 2000 / 2003 / 2008 / 2012. Nếu muốn sử dụng công nghệ khóa công khai trong môi trường công cộng như ứng dụng cho trang web của cơ quan, doanh nghiệp thì cần phải mua hoặc thuê các dịch vụ cấp phát và quản lý Certificate từ nhà cung cấp bên thứ 3 là VeriSign (tại Việt Nam có VASC là đại lý của Thawte) hay Thawte, Entrust, Comodo, Sitelock … Ngoài ra, có thể sử dụng các hệ thống PKI mở như OpenPGO, GNUPG.

Chữ Ký Số (Digital Signature)

Chữ ký số chỉ là một thành phần của chữ ký điện tử. Chữ ký số là chữ ký điện tử dựa trên kỹ thuật mã hóa khóa công khai mà chúng ta đã đề cập, với một cặp khóa dành cho mỗi người là khóa bí mật (private key) và một khóa công khai (public key). Khóa bí mật không bao giờ truyền trên mạng còn khóa công khai có thể công bố cho tất cả mọi người tham gia có thể biết. Ví dụ để trao đổi thông điệp bí mật, người gửi sẽ tìm khóa công khai trong dữ liệu được công bố như trong cơ sở dữ liệu của OpenPGP (khi này chúng ta cần cài phần mềm OpenPGP) và sử dụng khóa công khai này của người nhận để mã hóa thông điệp cần gửi, tiếp theo bên nhận sẽ sử dụng khóa bí mật tương ứng của mình để giải mã thông điệp.
Chữ ký điện tử là thông tin được mã hoá bằng khoá riêng của người gửi và gửi kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh, xác thực đúng nguồn gốc (nonrepudiation) và tính toàn vẹn của tài liệu nhận được (intergrity). Chữ ký điện tử thể hiện văn bản gửi đi là đã được ký bởi chính người sở hữu một khoá riêng tương ứng với một chứng chỉ điện tử nào đó.

Mã Hóa Dữ Liệu Trên ổ Cứng

Để bảo vệ dữ liệu trên ổ cứng chúng ta thường sử dụng các phương pháp mã hóa với thuật toán có độ mạnh nhằm phòng chống hacker đánh cắp thông tin và giải mã. Nếu sử dụng hệ thống Windows với định dạng NTFS ta có thể dùng tính năng mã hóa EFS (Encrypt File System) để bảo vệ dữ liệu trên máy tính của mình. Nhưng với phương phápEFS nếu bị hacker đột nhập máy tính với quyền của người dùng thì kẻ tấn công có thể đọc thông tin mật mà không cần giải mã do đặc tính mã hóa và giải mã trong suốt đối với người dùng. Chính vị vậy, một ứng dụng nguồn mở được nhiều người sử dụng cho vấn đề mã hóa dữ liệu trên đĩa cứng là TrueCrypt với các thuật toán rất mạnh mẽ và hầu như không thể giải mã. Một trong những tính năng thú vị của TrueCrypt là cho phép mã hóa toàn bộ hệ thống, ngăn chặn hacker ngay từ bước đăng nhập. Và cho dù máy tính hay đĩa cứng của quý vị có bị đánh cắp thì dữ liệu riêng tư vẫn hoàn toàn bí mật.
Tổng Kết
Trong chương mật mã học chúng ta đã tìm hiểu về các thuật toán mã hóa với cơ chế mã hóa đối xứng hay mã hóa bất đối xứng, công nghệ mã hóa khóa công khai, chữ kí số … Mặc dù những kỹ thuật mã hóa có khả năng phòng chống nhiều dạng tấn công nguy hiểm nhưng hacker vẫn có thể bẻ khóa nếu như những thuật toán được sử dụng không đủ độ mạnh hay mật khẩu yếu sẽ bị tấn công brute-force, dò từ điển hay bẻ khóa MD5 với các công cụ online như http:// md5crack .com . Ngoài ra, khi sử dụng các chứng chỉ điện tử trong môi trường không tin cậy vẫn có khả năng bị hacker tấn công bằng phương pháp giả mạo certificate hay còn gọi là Fake Certificate, do đó trong mọi trường hợp cần tuân thủ những nguyên tắt an toàn thông tin nhằm đem đến sự bảo mật tối đa cho thông tin, dữ liệu bí mật.
Trên đây là những thông tin hữu ích để bảo mật dữ liệu hiệu quả mà CIT Group đã tổng hợp lại. Truy cập http://citglobal.tech/ để tìm đọc thêm những bài viết hữu ích nhé.


Bài viết khác

Những trở ngại lớn trong con đường làm SEO

Trong thời buổi hiện nay, tình trạng các sinh viên ra trường thất nghiệp và phải làm những công việc trái ngành nghề được đào tạo đang khá phổ biến ngay cả ở giữa đất thủ đô này. Đi theo câu nói của các đấng tiền bối: “Phi thương bất phú” thì các ngành nghề…

Tặng Free trọn bộ 500 Preset cho Lightroom

Sống ảo chưa bao giờ dễ hơn với bộ hơn 500 Preset cho Lightroom. Nếu bạn muốn dùng thử bộ preset Lightroom miễn phí cho mỗi bộ sưu tập, thì hôm nay có một tin tốt cho bạn, CITGROUP sẽ tặng đến bạn bộ Preset nó là gói miễn phí đầu tiên trong bộ preset…

Chiến lược tăng doanh thu cho SPA, Thẩm Mĩ Viện dịp Tết 2021

Chào các bạn mình là Công Nghệ CIT hôm nay mình sẽ giới thiệu đên các bạn một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp cửa hàng của kinh doanh Spa làm đẹp có thể tăng doanh thu. Đặc biệt là dịp tết nguyên đán đang cận kề như hiện nay. Làm thế nào để…

Backlink là gì? Cách xây xựng backlink hiệu quả trong SEO – CIT Group

Backlink là gì? Đây là cụm từ khóa được tìm kiếm với hàng triệu lượt truy cập, điều này cho thấy rằng nó đang là một phương pháp quan trọng và hữu hiệu. Chắc hẳn các bạn làm SEO không xa lạ gì với từ khóa này rồi. Để giúp trang web có thể lên…

Marketing Online: chủ kinh doanh nên bắt đầu từ đâu?

Marketing Online không còn là một cụm từ xa lạ với dân kinh doanh. Nhưng khi tổ chức các hoạt động Marketing Online cho người mới bắt đầu, đâu mới là nền móng cơ bản để phát triển đồng bộ và lâu dài về cả doanh thu và thương hiệu? Có nhiều công cụ mở…

E-A-T là gì? Ứng dụng vào xây dựng Content Marketing bền vững

Từ sau đợt cập nhật thuật toán của Google vào tháng 8 năm 2018, thuật ngữ E-A-T được nhiều người quan tâm hơn (đặc biệt là các SEOer). Bởi E-A-T tập trung vào đánh giá chất lượng nội dung trên website, tác động đến thứ hạng từ khóa trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Vậy…

BỘ LỌC TÌM KIẾM Google cập nhật thuật toán quan trọng

Google Tìm kiếm đang thử nghiệm một tính năng tìm kiếm mới cho phép bạn lọc kết quả tìm kiếm theo các trang cũng đề cập đến các từ cụ thể. Google thêm một hộp vào bên phải của trang kết quả tìm kiếm cho phép bạn đánh dấu những từ đó và sau đó Google…

Khóa học SEO trên dự án thực tế

Học SEO tại biên Hòa, Đào tạo SEO trên dự án thực tế, trương trình dạy SEO từ cơ bản đến chuyên sâu, giảng dạy bời ✅ chuyên gia 05 năm kinh nghiệm ✅ 100% lên TOP ✅ Học SEO tại Biên Hòa – Khóa học SEO không còn là khái niệm quá mới mẻ…

0922.272.868